Gỗ phong thủy là gì?
Gỗ phong thủy là nhũng loại gỗ quý được con người coi trọng từ lịch sử lâu đời. Những loại gỗ được xem là gỗ phong thủy hay gỗ quý thường có mùi hương thơm tự nhiên, bền chắc và những ý nghĩa tâm linh riêng. Các loại gỗ phong thủy thường được sử dụng để làm các loại trang sức như vòng phong thủy hay các loại tượng gỗ, và các đồ vật trong lĩnh vực tâm linh khác. Trong ngũ hành phong thủy, gỗ đại diện cho hành Mộc. Gỗ chủ yếu có năng lượng dương (nam tính, hoạt động), nhưng nó cũng có các yếu tố âm (tiếp thu, nữ tính). Gỗ gắn liền với mùa Xuân và những khởi đầu mới, cuộc sống mới, sự phát triển mới. Nó có những phẩm chất của sức mạnh tổng hợp và tính linh hoạt.

Gỗ là loại vật liệu lâu đời nhất mà con người biết để xây dựng tổ ấm của mình. Từ thời kỳ săn bắt hái lượm, con người sống nhờ hoa trái, cây cỏ. Phát triển hơn, con người biết sử dụng gỗ để làm nhà, dệt vải, làm công cụ sản xuất…Cây cối mang lại cho con người một không gian sống trong lành và hài hòa. Vì vậy có thể nói, cây cối và sản vật của cây cối là một yếu tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người.
Vậy những loại gỗ nào được xem là gỗ phong thủy? Tên gọi và ý nghĩa của các loại gỗ phong thủy là gì? Mời bạn cùng daquyphongthuy.net tìm hiểu về các loại gỗ phong thủy và gỗ quý thường được sử dụng. Sau đây là tên và ý nghĩa của các loại gỗ phong thủy, gỗ quý ở Việt Nam:
- Gỗ Trầm Hương
- Gỗ Sưa
- Gỗ Ngọc Am
- Gỗ Hoàng Dương
- Gỗ Hoàng đàn
- Gỗ Xá Xị
- Gỗ Bách Xanh
- Gỗ Long Não
- Gỗ Huyết Long (Huyết Rồng)
- Gỗ Đàn hương
Ý nghĩa của các loại gỗ phong thủy ở Việt Nam
Gỗ Trầm Hương
Trầm hương là gì?
Trầm hương (沉香, Agarwood) là tên gọi của một loại gỗ có nhựa, gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Dó (tên tiếng Anh là Aquilaria). Gỗ Trầm hương là một loại cây rừng cận nhiệt đới, sinh trưởng nhanh, có quần thể trải dài từ chân núi Himalaya của Nam Á, khắp Đông Nam Á và đến rừng nhiệt đới của Papua New Guinea. Nó phát triển ở độ cao từ vài mét trên mực nước biển đến khoảng 1000 mét, với khoảng. 500 mét là lý tưởng nhất.
Trầm hương hình thành như thế nào?
Trước khi bị nhiễm bệnh, phần tâm gỗ khỏe mạnh bên trong cây Trầm hương có màu nhạt, không mùi và không có giá trị. Tuy nhiên, trong tự nhiên, việc phá hoại cây bởi các lực bên ngoài, chẳng hạn như động vật ăn cỏ, thường dẫn đến sự phát triển của một loại nhiễm nấm cụ thể bên trong cây được gọi là Phialophora parasitica.

Cơ chế tự vệ của cây Dó (Aquilaria) trước cuộc tấn công này là tạo ra một loại nhựa thơm được gọi là aloes, có màu tối và ẩm. Theo thời gian, nhựa aloes từ từ nhúng vào tâm gỗ để tạo ra trầm hương. Trong hàng ngàn năm, trầm hương đã được biết đến như là “Gỗ của các vị thần.” Trầm hương loại một (Kỳ Nam) có thể có giá tới 100.000 USD / kg, khiến nó trở thành một trong những nguyên liệu thô đắt nhất trên thế giới. Ở các nước Đông Á, trầm hương được xem là loại gỗ phong thủy giá trị bậc nhất.

Ý nghĩa và tác dụng của trầm hương
Trầm hương – loại gỗ phong thủy được tôn sùng bậc nhất, được mệnh danh”Gỗ của các vị thần” đã được buôn bán và thèm muốn trong hàng ngàn năm. Nhựa của gỗ được sử dụng làm hương, cho mục đích y học, và nhựa nguyên chất ở dạng chưng cất được sử dụng như một loại tinh dầu cũng như một thành phần nước hoa. Gỗ trầm hương được sử dụng làm vòng phong thủy, chuỗi hạt trì niệm… Bên ngoài các quốc gia bản địa của nó, nó được biết đến rộng rãi nhất ở Trung Đông, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Một mối liên hệ chặt chẽ tồn tại giữa việc sử dụng, tôn giáo, phong thủy và các đặc tính chữa bệnh. Hương trầm luôn có mặt trong các nghi lễ truyền thống và tôn giáo phức tạp được biết đến trên khắp thế giới.
Gỗ Sưa
Cây gỗ Sưa là gì?
Gỗ Sưa là một loại gỗ phong thủy quý được các bậc vua chúa thời phong kiến sử dụng làm nội thất cho cung đình và chùa chiền. Theo khoa học, Gỗ Sưa (hay còn được gọi là trắc thối, huê mộc vàng hay trắc hoa trắng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis ), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là một loại cây nhỏ, cao 5–13 mét (16–43 ft).
Vỏ thân cây Sưa màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính. Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc có mũi ngọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng. Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm, lá ché đính ở đầu cuống kép thường có kích thước lớn hơn các lá còn lại. Cuống chính và các cuống lá chét không lông, phiên lá chét không lông. Có lá kèm nhỏ không lông, sớm rụng. Hoa cây Sưa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3. Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt. Cây gỗ Sưa là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa. Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là 越南黄檀 - Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam).
Ý nghĩa và giá trị của cây gỗ Sưa
Sưa có tán thưa, hoa trắng và thơm, có thể được trồng làm cây cảnh quan đường phố. Gỗ Sưa cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối. Gỗ Sưa chỉ dùng phần gỗ lõi cho giá trị kinh tế cao hơn phần gỗ giác. Gỗ sưa thớ mịn, vân thớ gỗ đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, giá trị thương phẩm của gỗ Sưa trên thế giới tăng đột biến do nhiều người Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ Sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.
Gỗ Đàn hương
Gỗ đàn hương là một loại gỗ từ cây trong chi Santalum. Gỗ nặng, vàng và hạt mịn, và không giống như nhiều loại gỗ thơm khác, chúng giữ được hương thơm của chúng trong nhiều thập kỷ. Dầu gỗ đàn hương được chiết xuất từ gỗ để sử dụng. Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ đen châu Phi. (theo Wiki). Cả gỗ và dầu Đàn hương đều tạo ra một mùi thơm đặc biệt được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ.
Công dụng và giá trị của gỗ đàn hương
Dầu gỗ đàn hương có mùi thơm đặc biệt mềm mại, ấm áp, mịn màng, kem và màu trắng sữa. Nó cung cấp một cơ sở lâu dài, gỗ cho nước hoa từ các gia đình phương Đông, gỗ, fougère và chypre, cũng như một cố định cho nước hoa và cam quýt. Gỗ đàn hương cũng là một thành phần quan trọng trong họ nước hoa “floriental” (hoa- hổ phách).
Gỗ đàn hương Ấn Độ rất linh thiêng trong Ấn Độ giáo Ayurveda và được biết đến trong tiếng Phạn là vhandana. Gỗ được sử dụng để thờ thần Shiva, và người ta tin rằng nữ thần Lakshmi sống trong cây gỗ đàn hương. Gỗ của cây được làm thành bột nhão bằng bột gỗ đàn hương, và bột nhão này không thể thiếu trong các nghi lễ và nghi thức, để làm đồ dùng tôn giáo, trang trí các biểu tượng của các vị thần và làm dịu tâm trí trong lúc thiền định và cầu nguyện. Nó cũng được phát cho các tín đồ, những người bôi nó vào trán hoặc cổ và ngực của họ. Chuẩn bị dán là một nhiệm vụ chỉ phù hợp cho người thanh khiết, vì vậy được giao phó trong các đền thờ và trong các nghi lễ chỉ dành cho các linh mục.
Trong một số truyền thống Phật giáo, gỗ đàn hương được coi là thuộc nhóm padma (hoa sen) và được quy cho Phật A Di Đà. Mùi hương gỗ đàn hương được một số người tin tưởng để biến đổi ham muốn của một người và duy trì sự tỉnh táo của một người trong khi thiền định. Nó cũng là một trong những mùi hương phổ biến nhất được sử dụng khi dâng hương cho Đức Phật và đạo sư.
Gỗ đàn hương, cùng với trầm hương, là nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất bởi người Trung Quốc và Nhật Bản trong thờ cúng và các nghi lễ khác nhau. Tuy nhiên, một số giáo phái của Đạo giáo, theo Cẩm nang Đạo giáo thời nhà Minh, không sử dụng gỗ đàn hương (cũng như nhựa benzoin, trầm hương, sản xuất từ nước ngoài) và thay vào đó là sử dụng trầm hương, hoặc tốt hơn là Acronychia pedunculata, trong thờ cúng. Trong Shamanism Hàn Quốc, gỗ đàn hương được coi là Cây sự sống.
Gỗ Ngọc Am
Gỗ Ngọc Am là cây gì?
Cây Ngọc Am (Pháp danh khoa học: Cupressus funebris) là một loài cây thường xanh mọc thẳng, thuộc họ Thông. Lá xám / xanh của nó xuất hiện ở hai dạng, con non và con trưởng thành. Lá non của nó mềm, hình kim và dài tới 8mm. Những chiếc lá trưởng thành của nó có dạng vảy và dài tới 2mm và xuất hiện như những chiếc vòi dẹt. Thân cây của Ngọc Am có thể đạt đường kính lên đến 2m. Vỏ màu nâu của nó nhẵn. Những bông hoa đơn tính cùng gốc màu vàng của nó ở dạng nón hạt cái và nón hoa đực. Quả màu xám / xanh của nó có hình nón dài tới 15mm.
Cây gỗ Ngọc Am còn có những tên gọi khác như Hoàng đàn rủ, hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rủ, người Trung Quốc gọi là bách mộc (柏木).

Công dụng và ý nghĩa của gỗ Ngọc Am
Gỗ Ngọc Am cứng, mịn, màu vàng nhạt, được ưa chuộng để đóng đồ dùng gia đình như bàn ghế, giường. Cây trồng làm cảnh có giá trị vì dáng đẹp. Gỗ Ngọc Am được ưa chuộng trong lĩnh vực gỗ phong thủy vì hương thơm nhẹ nhàng, thanh thoát. gỗ phong thủy Ngọc am có hai loại: vàng và đỏ. Trong đó ngọc am đỏ có mùi thơm hơn cả. Ngọc am có đặc tính, càng già càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm.
Hoàng Đàn Rủ (Ngọc Am) là cây cho gỗ quý , không bị mối mọt. Gỗ mục có mùi thơm dùng làm hương (Nhang) rất tốt . Rễ và cả gỗ thân cây dùng để cất tinh dầu. Ngọc Am thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm. Cứ khoảng 150 Kg gỗ , cất được 7-8 lít dầu . Rễ hàm lượng tinh dầu còn cao hơn. Tinh dầu gỗ Ngọc Am dùng làm thuốc xoa bóp và chữa bệnh ngoài da. Vỏ cây nấu cao chữa đau bụng . Người Trung Quốc dùng quả trị phong hàn, cảm mạo , đau dạ dày và thổ huyết . Lá cây dùng để trị bỏng. Trong việc ướp xác , từ xưa người ta thường truyền tụng về tính chất giữ xác ướp được hàng trăm năm của tinh dầu Ngọc Am . Trong các triều đại Phong kiến , có quy định rất rõ ràng đến phẩm bậc nào mới được sử dụng tinh dầu Ngọc Am để ướp xác.
Gỗ Hoàng Dương
Gỗ Hoàng Dương là gì?
Họ Hoàng dương (danh pháp khoa học Buxus), là một chi thực vật của khoảng 70 loài trong họ Hoàng dương (Buxaceae). Tên gọi chung của chúng là hoàng dương. Cây Hoàng Dương là các cây bụi hay cây gỗ nhỏ thường xanh lớn chậm, cao khoảng 2–12 m (ít khi tới 15 m). Các lá mọc đối, hình từ tròn tới mũi mác, bóng mặt; ở phần lớn các loài lá khá nhỏ, thường dài 1,5–5 cm và rộng 0,3-2,5 cm, nhưng ở B. macrocarpa thì lá dài tới 11 cm và rộng 5 cm.
Ý nghĩa và tác dụng của cây gỗ Hoàng Dương
Gỗ Hoàng Dương là một trong những loại gỗ nặng và mịn nhất, vì vậy chúng được ưa chuộng trong việc chế tác thành các sản phẩm nội thất, tượng phong thủy đòi hỏi sự tinh sảo và tỉ mỉ cao. Ngoài ra, gỗ Hoàng Dương còncó tác dụng thanh lọc và hút khí độc để làm sạch không khí, mang lại không gian trong lành cho gia chủ.
Từ xa xưa, gỗ Hoàng Dương được tin dùng như một loại gỗ phong thủy quý giá. Gỗ Hoàng Dương có mùi thơm dịu nhẹ giúp thoải mái tinh thần, tăng cường sức khỏe, giảm stress, thanh lọc cơ thể và không gian sống. ngoài ra gỗ Hoàng Dương còn được tương truyền rằng có tác dụng chấn phong thủy, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, đây cũng là lý do khiến các sản phẩm như tượng gỗ Hoàng Dương rất được ưa chuộng.
Gỗ Hoàng đàn
Hoàng đàn hay còn gọi tùng có ngấn, họ Trắc bách diệp (Cupressaceae), chi Hoàng đàn (Cupressus). Đây là loài có nguồn gen quý hiếm, được đưa vào sách đỏ Việt Nam nhóm IA cần được bảo tồn. (danh pháp hai phần: Cupressus torulosa). Về mặt sinh học, gỗ Hoàng Đàn là cây gỗ thường xanh có thể cao tới 40m. Đường kính tới 90 cm. vỏ xám nâu nứt dọc,Cành non vuông cạnh phân nhánh trên cùng mặt phẳng. lá hình vảy,nhỏ,mọc từng đôi, xít nhau và áp sát vào cành. Nón đơn tính cùng gốc: Nón đực hình trái xoan thuôn dài 5 -6mm; nón cái hình cầu hoặc trứng rộng, đường kính 1,5 –2 cm đính trên cuống ngắn 4mm. Vẩy nón 6 đôi mọc vòng, mặt vẩy hình 5 cạnh có đường gờ tỏa tròn.mỗi vảy mang 6-8 hạt. Hạt hình cầu bẹt có cánh mỏng.

Công dụng của gỗ Hoàng Đàn
Gỗ cây hoàng đàn có giá trị cao, thường phần rễ giá trị hơn phần thân cây. Bởi gỗ rễ phần tinh dầu, nhựa đậm đặc hơn.
Hoàng đàn cho gỗ thẳng, có vân rất đẹp và khả năng chịu mối mọt tốt được sử dụng trong trang trí nội thất, chế tạo đồ gỗ cao cấp, đồ thủ công mỹ nghệ.
Gỗ hoàng đàn có chứa tinh dầu có tác dụng xua đuổi côn trùng như gián, nhện, chuột, muỗi. Đồng thời, mùi thơm đặc trưng của gỗ hoàng đàn nồng ấm, êm dịu giúp thư giãn, giảm stress, căng thằng giúp thư thái, tăng cảm giác hưng phấn.
Gỗ Xá Xị
Cây Xá Xị: (tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon, họ Lauraceae)
Xá xị còn có các tên gọi khác như Vù hương, Re hương, Re dầu, Co chấu, Xã xị… là cây thân gỗ to, có thể cao đến 30 m, cành nhẵn. Lá xá xị mọc cách và dai, có hình trứng và đầu nhọn. Hoa xá xị mọc ở nách lá, có lông phủ, quả hình cầu được đính trên ống bao hoa hình chén, khi chín có màu xám vàng hoặc tím đen, mùi thơm. Cây phân bố chủ yếu ở các vùng đất cao.
Ý nghĩa và giá trị của gỗ Xá Xị
Gỗ xá xị là loại gỗ tốt, đẹp, thơm như hương xá xị, ít thấm nước và không bị mối mọt nên thường được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như chuỗi hạt, vòng phong thủy, dùng trong xây dựng, điêu khắc tượng phongt hủy, làm đồ nội thất và đóng tàu thuyền rất rốt. Ngoài ra, lá, vỏ và rễ cây xá xị còn được dùng để chiết tinh dầu xá xị rất thơm và quý giá. Quả xá xị chứa nhiều dầu béo cũng được dùng làm thuốc.

Gỗ Bách Xanh
Gỗ Bách Xanh là cây gì? Bách xanh hay pơ mu giả, tô hạp bách, là cây thân gỗ trung bình, cao 25–35 m, thân cây có đường kính đến 2 m. (danh pháp khoa học: Calocedrus macrolepis) là loài thực vật bản địa của vùng tây nam Trung Quốc. Đây là loài cây có gỗ quý, có ý nghĩa phong thủy nên được dùng nhiều trong trang trí nội thất.

Ý nghĩa và Công dụng của gỗ bách xanh
Gỗ cây Bách xanh có nhiều công dụng, bao gồm:
- Có giá trị về kinh tế cao
- Có mùi thơi dịu nhẹ, dễ chịu nên được điều chế tinh dầu.
- Mùn cưa được sử dụng để làm hương thắp.
- Gỗ bách xanh mịn, thẳng, rắn chắc không bị nứt nở, mối mọt hoặc biến dạng khi khô nên được dùng để làm đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp.
Gỗ Long Não
Cây Long não hay còn gọi là dã hương (danh pháp hai phần: Cinnamomum camphora) là một loại cây thân gỗ, lớn và thường xanh, có thể cao tới 20–30 m. Các lá nhẵn và bóng, bề mặt như sáp và có mùi long não khi bị vò nát trong tay. Về mùa xuân nó sinh ra các lá màu xanh lục nhạt với nhiều hoa nhỏ màu trắng. Nó sinh ra các quả màu đen, thuộc loại quả mọng, mọc thành cụm với đường kính khoảng 1 cm.
Cây long não có thân cây chắc khỏe với vỏ cây hơi thô và có các đốm nhạt màu, bị nứt nẻ theo chiều dọc.

Giá trị và công dụng của gỗ cây Long Não
Gỗ long não trên thực tế không bị côn trùng phá hại, vì thế người ta dùng nó để sản xuất các vật dụng nhỏ trong gia đình (tráp, hộp, chuỗi vòng hạt, quạt v.v).
Trước đây, nhiều cây bị đốn hạ để sản xuất long não tự nhiên phục vụ cho việc sử dụng trong y tế, nhưng hiện nay mọi loại long não sử dụng trong thực tế có nguồn gốc tổng hợp. Từ mùn cưa và phoi bào người ta cũng có thể sản xuất ra tinh dầu long não.
Vỏ Long não ngâm rượu dùng ngậm, xúc miệng (không nuốt) để phòng, trị bệnh viêm răng, lợi. Đây là bài thuốc dân gian ở Việt Nam.
Gỗ Huyết Long (Huyết Rồng)
Cây Huyết Long: pháp danh khoa học Dracaena cinnabari, (hay cây máu rồng, hoặc cây long huyết, tên thông tục trong tiếng Anh là Dragon Blood Tree) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây. Tên gọi “Gỗ Huyết Long” là do nhựa cây màu đỏ của nó trông như máu tươi.

Ý nghĩa và giá trị của gỗ Huyết Long
Bởi sự quý hiếm và đặc biệt của loài cây này, mà nó thường được sử dụng trong tôn giáo tín ngưỡng để thể hiện lòng thành kính với tôn giáo đó. Xưa kia trong các cung điện của vua chúa Ấn Độ, gỗ huyết rồng được sử dụng rất nhiều và là vật liệu trang trí chính trong cung điện, chính vì thế mà người ta hay gọi là gỗ đế vương.
Tại đất nước Indonesia ở Đông Nam Á , gỗ huyết long là loài cây mọc ở rừng rậm, được người dân ở đây tôn xưng là chí tôn rừng sâu. Được gọi là quốc mộc tại đất nước này.
Gỗ huyết rồng có đặc tính là thấu quang nên người nhìn sẽ có cảm giác bất ngờ, thích thú, bị thu hút khi tưởng chừng như chính thân gỗ đang phát sáng. Người xưa cho rằng ánh sáng của gỗ huyết long sẽ giúp cho con người tránh được những nguy hiểm đang rình rập cũng như những tai họa sắp ập đến,hóa giải làm tiêu tan đi những năng lượng xấu khi di chuyển trên đường hoặc đi tới những nơi xa lạ. Ngoài ra sức sinh trưởng cũng như tuổi thọ trung bình của gỗ huyết long cho con người niêm tin về sự sinh sôi thịnh vượng và thành công.
Hiện nay thì nhựa của cây huyết rồng được sử dụng trong kỹ thuật khắc kẽm. Còn thân cây được sử dụng để làm trang sức như: chuỗi hạt, vòng đeo tay với quan niệm giúp trừ tà ma, lưu thông khí huyết và bổ trợ cho sức khỏe, đem lại nhiều may mắn.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/